Ngày này cũng là ngày dân gian làm mâm cơm cúng đưa ông bà sau khi đã về ngự ăn tết cùng con cháu.
Lễ vật giống như lễ cúng gia tiên: Ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Ảnh: GIÁP NGUYỄN |
Cành mai khoe sắc vàng có gia chủ chơi mai đến khi hạ niêu (mùng 7 tết) hay khi hoa rụng hết thì thôi. |
GS Lan cho biết, tục hóa vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hóa vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).
Lễ hóa vàng nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía). |
Theo nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, TS Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong Nghi lễ vòng đời người, viết: "Lễ hóa vàng là lễ cúng đưa ông bà, còn gọi là cúng tiễn ông vãi.
Có gia đình cúng ngày mồng ba, có khi mồng bốn. Họ làm mâm cơm cúng gia tiên, rồi đem bao nhiêu vàng mã đã cúng trong ba ngày tết ra hóa. Những vàng mã dành cho người mới mất trong năm qua thì được hóa riêng.
Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ.
Gia chủ cúng đưa ông bà |
Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng. Hai cây gậy các cụ theo tín ngưỡng được coi là đòn gánh gánh vàng về cõi âm và là vũ khí chống lại bọn quỷ sứ muốn cướp vàng đi. Trong bữa cơm hóa vàng, con cháu tề tựu đầy đủ, thân mật và sau đó chia tay, chấm dứt mấy ngày tết".
Sau khi cúng đưa ông bà, gia chủ hóa vàng |